Mục lục
- 1 Địa phương nào không được xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc năm 2023?
- 1.1 Hợp đồng xuất khẩu lao động sang nước ngoài được ký với chủ thể nào?
- 1.2 Theo đó hợp đồng hợp đồng xuất khẩu lao động sang nước ngoài được ký với:
- 1.3 Nơi nào bị cấm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc năm 2023?
- 1.4 Người lao động đi xuất khẩu lao động không về nước đúng thời hạn thì bị xử phạt như thế nào
Địa phương nào không được xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc năm 2023?
Hợp đồng xuất khẩu lao động sang nước ngoài được ký với chủ thể nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau
Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
…
2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
Theo đó hợp đồng hợp đồng xuất khẩu lao động sang nước ngoài được ký với:
– Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
– Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài.
– Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
– Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
Nơi nào bị cấm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc năm 2023?
Ngày 10/02/2023, Website chính thức của Cục Quản lý lao động ngoài nước: http://dolab.gov.vn/ đã đăng tải thông báo tạm dừng tuyển chọn lao động theo Chương trình EPS đợt 1 năm 2023 tại một số địa phương.
Danh sách ghi nhận 04 tỉnh bị cấm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc năm 2023 bao gồm: Hà Tĩnh, Hải Dương, Nghệ An, Thanh Hóa.
Tuy nhiên không phải tất cả các quận/huyện tại 04 tỉnh này đều bị cấm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc mà chỉ hạn chế với 08 quận/huyện/thành phố/thị xã sau đây:
– Hà Tĩnh: Huyện Nghi Xuân, huyện Cẩm Xuyên.
– Hải Dương: Thành phố Chí Linh.
– Nghệ An: Thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên.
– Thanh Hóa: Huyện Đông Sơn, huyện Hoằng Hóa.
Việc tạm dừng tuyển chọn lao động tại một số địa phương căn cứ theo Bản ghi nhớ về Chương trình EPS với Hàn Quốc và mục tiêu, lộ trình giảm lao động cư trú bất hợp pháp giai đoạn 2020 – 2022
Việc tạm dừng tuyển chọn lao động tại một số địa phương căn cứ theo Bản ghi nhớ về Chương trình EPS với Hàn Quốc và mục tiêu, lộ trình giảm lao động cư trú bất hợp pháp giai đoạn 2020 – 2022.
Theo đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), việc tạm dừng tuyển chọn lao động không áp dụng đối với người lao động đăng ký dự tuyển ngành ngư nghiệp, người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS về nước đúng thời hạn và người lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã tự nguyện về nước trong khoảng thời gian phía Hàn Quốc thực hiện miễn xử phạt.
Người lao động đi xuất khẩu lao động không về nước đúng thời hạn thì bị xử phạt như thế nào
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
…
2. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuẩn thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
b) Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động;
c) Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
d) Nộp tiền dịch vụ, thực hiện ký quỹ theo quy định của Luật này;
đ) Làm việc đúng nơi quy định; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;
e) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
g) Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;
h) Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
i) Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Vi phạm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và một số đối tượng liên quan khác
1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng đào tạo nghề mà không phải do bị đe dọa, ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào và không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem các đơn hàng khác
Đơn hàng Kỹ sư xây dựng 5 năm tại tỉnh CHIBA ( 29/11/2023)
Đơn hàng TOKUTEI ngành ngư nghiệp tại tỉnh YAMANASHI ( đóng đơn khi đủ ứng viên )
Visa kỹ năng đặc định Tokutei có được gia hạn không?
Visa kỹ năng đặc định Nhật Bản có bảo lãnh được người thân không?
Đơn hàng Xây dựng tổng hợp tại tỉnh HIROSHIMA ( 28/11/2023 )
Đơn hàng TOKUTEI Cơ điện, điện tử tại tỉnh TOKYO ( 02/12/ 2023 )