Tất tần tật thông tin về xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành điện

Thông tin về xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành điện 

Cường quốc Nhật Bản có rất nhiều ngành nghề cho các ứng viên tham gia đăng ký thi đơn hàng. Trong đó, xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành điện là một trong những ngành thu hút đông đảo lượt đăng ký. Thông tin về ngành XKLĐ này như thế nào sẽ được cung cấp trong bài viết bên dưới.

Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành điện là gì?

Ngành điện tại Nhật Bản hiện đang được cấp phép cho người lao động có thể xuất khẩu lao động với 3 ngành nghề và 8 công việc. Thường thì các ngành nghề chủ yếu là máy điện, lắp ráp thiết bị điện tử, sản xuất bảng in.

Người lao động khi tham gia đăng ký đơn hàng ngành điện thường sẽ làm các công việc là lắp ráp những linh kiện điện tử hoặc là làm các công việc đơn giản trong dây chuyền sản xuất điện tử. Tại Nhật Bản các công ty hoạt động trong ngành điện đều có quy mô lớn cho nên quốc gia này luôn cần số lượng nhiều lao động nước ngoài sang làm việc.

Công việc của người xuất khẩu lao động nhật bản ngành điện công nghiệp khá là đơn thuần, làm việc với những thiết bị hoàn thiện như là camera, ốc vít… cho nên an toàn cho sức khỏe của ứng viên. Cùng với đó, lao động còn được mặc đồ bảo hộ lao động càng tăng thêm sự an toàn trong suốt quá trình làm việc.

Tại sao bạn nên lựa chọn xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành điện?

Copy of xuat khau lao dong HN
Hình ảnh kỹ sư làm việc tại nhà máy

Nhiều ứng viên còn đang băn khoăn lý do tại sao nhiều người lại lựa chọn xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành điện để làm việc đến vậy. Chắc hẳn là có những lý do:

Không yêu cầu cao về chuyên môn công việc

Đối với ngành điện bên Nhật khi tuyển dụng người lao động không có cần phải có nhiều kinh nghiệm làm việc. bởi vì công việc thường mang tính chất lặp đi lặp lại thuộc công việc phổ thông nên không cần phải sử dụng nhiều chất xám. Hơn nữa, công việc làm trong nhà kính cho nên người lao động sẽ đảm bảo được sự an toàn trong suốt thời gian làm việc.

Công việc nhẹ nhàng

Khác với các đơn hàng ngành xây dựng, cơ khí những đơn hàng điện không có cần nhiều sức lực của người lao động. Thay vào đó, người lao động cần có sự tỉ mỉ, tập trung và cẩn thận trong công việc để mang lại hiệu quả công việc cao. Vì vậy, bạn kết thúc hợp đồng vẫn có thể dễ dàng xin vào các công ty lớn của Nhật có chi nhánh tại Việt Nam. 

Lương xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành điện cao

Bạn có biết là ngành điện tử là một trong những ngành được trả mức lương cơ bản khá cao so với những ngành khác.

Mức lương trung bình của người lao động của ngành này sẽ nằm trong mức từ 28 – 35 triệu. Đây chỉ là mức lương cơ bản chứ chưa có lương tăng ca. Tùy vào lượng thời gian tăng ca, làm thêm của bạn bao nhiêu thì lương sẽ được tăng cao nhiều hơn.

Chế độ đãi ngộ, điều kiện sinh hoạt tốt

Những lao động xuất khẩu lao động sang Nhật làm việc sẽ được các xí nghiệp bên quốc gia này hỗ trợ nơi ở, tiền điện nước, phương tiện đi lại. 

Đồng thời, người lao động cũng được đóng bảo hiểm theo như quy định hiện hành của bên chính phủ Nhật Bản.

Ngoài ra, những đơn hàng của ngành điện tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Trung. Khu vực này có thời tiết không quá nóng đối với mùa hè, còn mùa đông thì không quá lạnh. Chính vì thế, đây là một trong những điều thuận lợi giúp cho các thực tập sinh dễ thích nghi, hòa nhập với môi trường mới.

Một số khó khăn của người XKLĐ Nhật Bản ngành điện

Tính chất công việc của ngành điện không có đòi hỏi quá nhiều về kỹ năng hoặc là tay nghề cho nên người lao động không có nhiều cơ hội để học hỏi. Công việc nhàn và đơn giản nên việc tiếp cận với những thế tiên tiến cũng hạn chế hơn.

Người lao động làm việc theo hệ thống dây chuyền sản xuất cho nên công việc sẽ áp lực nhiều về vấn đề thời gian. Bạn sẽ không có nhiều thời gian trống giống như các ngành nghề khác. Vì vậy, người lao động sẽ bị nhàm chán hoặc là căng thẳng trong quá trình làm việc.

Người xuất khẩu lao động ngành điện làm việc có nhiều không?

Quy định của luật lao động Nhật thì người xuất khẩu lao động sẽ làm việc 8 tiếng mỗi ngày theo giờ hành chính. Bên cạnh đó, người lao động vẫn có thể tăng ca nếu như bên doanh nghiệp có điều kiện trả lương đầy đủ. Chỉ cần đảm bảo số giờ làm việc không được vượt quá 2.087 giờ.

Một điểm đáng chú ý của ngành điện tử Nhật Bản chính là có quy định sẽ được nghỉ 1 tiếng sau 4 tiếng làm việc. Bởi vì, ngành này yêu cầu có sự tập trung ca cho nên người lao động cần có thời gian nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian dài tập trung cho công việc. 

Một số yêu cầu của xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành điện

Dựa trên những đặc thù của công việc mà tiêu chí tuyển dụng của những công ty, doanh nghiệp bên Nhật cũng sẽ có phần cao hơn một chút so với các đơn hàng khác. Những yêu cầu cụ thể ngành này gồm có:

  • Ứng viên cần có sức khoẻ tốt cũng như không mắc các bệnh truyền nhiễm, không thuộc 13 nhóm bệnh cấm xuất cảnh của chính phủ Nhật.
  • Phải đủ tuổi thì mới được đăng ký ứng tuyển đơn hàng. Nam cần nằm trong độ tuổi từ 19 đến 30 tuổi, còn đối với nữ thì cần phải đạt độ tuổi từ 18 tuổi đến 30 tuổi.
  • Học vấn: Ứng viên cần phải tốt nghiệp THPT trở lên, có một số đơn hàng yêu cầu người lao động cần có bằng tốt nghiệp hệ cao đẳng trở lên.
  • Giới tính: Không yêu cầu nhưng thông thường thì đơn hàng điện tử sẽ ưu tiên những ứng viên nữ hơn.
  • Ngoại ngữ: yêu cầu các ứng viên cần có tiếng Nhật N5 khi đi thi tuyển, phỏng vấn, test IQ và thi tay nghề.
  • Một số yêu cầu khác: có thị lực tốt, tác phong thái độ làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, có chút khéo tay

Quy trình tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành điện

Đối với những ứng viên đăng ký đi XKLĐ ở Nhật thì phải trải qua những bước cơ bản bên dưới như là:

Bước 1: Được khám sức khỏe, tư vấn những vấn đề, thắc mắc của các ứng viên, định hướng lựa chọn đơn hàng phù hợp cho từng người. Đồng thời, ứng viên cũng được tư vấn, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ phù hợp để tham gia chương trình XKLĐ tại Nhật.

Bước 2: Ứng viên nộp hồ sơ và đăng ký dự tuyển. Đây là bước rất quan trọng để người lao động có thể tham gia cũng như được thông qua hay không. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải đặt cọc 1 khoản tiền để tránh trường hợp bỏ thi. 

Bước 3: Bắt đầu thực hiện thi tuyển, trước đó 3 ngày thi người lao động sẽ cần đến trung tâm để học một số kỹ năng cơ bản như là cách chào hỏi, cách giới thiệu bản thân…

Bước 4: Nhập cảnh, thi tuyển đỗ đơn hàng người lao động sẽ phải học tiếng Nhật trong khoảng thời gian là 4 – 6 tháng. Đồng thời, bên trung tâm cũng sẽ dạy cho bạn những văn hoá hoặc là những kiến thức chuyên môn cho từng đơn hàng để khi xuất cảnh người lao động dễ dàng thích nghi và hòa nhập.

Từng bước đều cần các ứng viên chuẩn bị cẩn thận và chu đáo nhất đảm bảo quá trình xuất khẩu lao động trở nên thuận lợi hơn.

Từ những thông tin về xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành điện đã góp phần nào giúp cho các ứng viên dễ dàng tìm hiểu và nghiên cứu thêm về ngành nghề, đơn hàng này một cách dễ nhất. Ngoài ngành điện, tại Nhật Bản vẫn còn nhiều đơn hàng khác cho bạn tham khảo khi muốn sang Nhật làm việc. 

 

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *