Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành thực phẩm cần lưu ý những gì?

Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành thực phẩm cần lưu ý những gì?

Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành thực phẩm là một trong những xu hướng hot giúp người lao động tăng trưởng thu nhập, thay đổi diện mạo đời sống.

Đặc biệt, ngành thực phẩm của Nhật Bản đang không ngừng mở rộng các công xưởng, nhà máy chế biến thực phẩm, do đó nhu cầu về nhân công cũng vì thế không ngừng tăng lên.
Được biết, đất nước mặt trời mọc dự đoán năm 2022 -2025 sẽ cần thêm lượng lớn nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực này.

Nếu bạn đang có ý định xuất khẩu lao động sang Nhật Bản hay tham khảo ngay bài viết dưới đây để xem mình có phù hợp với đơn hàng thực phẩm không nhé.

Thông tin chi tiết người lao động cần biết khi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành thực phẩm

Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành thực phẩm có đặc điểm ra sao, cần lưu tâm những vấn đề gì? Hãy cùng tìm lời giải đáp bên dưới.

Những công việc cụ thể khi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành thực phẩm là gì?

Copy of xuat khau lao dong HN 9
Ngành chế biến thực phẩm tại Nhật Bản.

Công việc chế biến hải sản (Các loại hải sản như tôm, hàu, sò, ngao, cua, cá…)

Nhóm công việc đầu tiên người lao động có thể làm trong đơn hàng thực phẩm tại Nhật Bản đó chính là chế biến hải sản. Tùy thuộc vào sự sắp xếp của xí nghiệp, nhà máy bạn có thể làm ở các bước như đóng gói hay xử lý tẩm ướp gia vị, chế biến qua nhiệt…cụ thể như sau:

Công việc sơ chế hải sản: 

      – Hoạt động mổ, cắt khúc, tách vỏ, chọn lọc, sơ chế, phân loại

      – Đứng chuyền các công đoạn như: Phân loại, rửa, chia khay, đóng hộp, bảo quản theo yêu cầu

Chế biến thịt (Các loại thịt gà, thịt lợn, thịt bò)

Ở hạng mục chế biến thịt, người lao động sẽ tham gia các công việc gồm: 

  • Xác định loại thịt trước khi chế biến: Tươi sống hoặc đông lạnh
  • Cho thịt vào máy cắt hoặc sơ chế bằng tay, loại bỏ phần không cần thiết
  • Phân loại, cân thịt, chế biến theo yêu cầu
  • Đóng gói sản phẩm thịt

Chế biến thức ăn kèm, đồ ăn nhanh (cơm hộp, xúc xích, sushi, chả cá, món ăn nhanh khác)

Ở hạng mục công việc chế biến thức ăn kèm, đồ ăn nhanh, người lao động xuất khẩu lao động sang Nhật Bản ngành thực phẩm sẽ làm những công việc sau:

Chế biến thức ăn: Tùy vào từng loại thức ăn mà phân ra các nhóm chế biến khác nhau như cắt, gọt, phân loại & nấu chín thức ăn

Chọn lựa, đưa thức ăn chín ra ngoài theo băng truyền để bắt đầu công đoạn đóng hộp

Đóng gói thức ăn vào hộp theo yêu cầu, gắn nhãn mác

Thành phẩm được chuyển vào cửa hàng tiện lợi, siêu thị.

Với hạng mục công việc này, người lao động sẽ phải mặc các trang phục bảo hộ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chế biến trái cây, làm bánh (trái cây đóng hộp & các loại bánh mì, bánh ngọt)

Chế biến trái cây: Phân loại trái cây, cho vào máy cắt thành hình, xếp vào hộp, gắn nhãn mác.

Làm bánh mì, bánh ngọt: Chuẩn bị dụng cụ làm bánh, sơ chế nguyên liệu. Vận hành, điều khiển máy móc hỗ trợ làm bánh, nặn bánh, tạo hình theo yêu cầu. Tiếp đến là nướng bánh, kiểm soát chất lượng sản phẩm. Khi bánh chín nhận hàng, chuyển giao thành phẩm, đóng gói, trưng bày. Khi kết thúc sẽ vệ sinh, bảo trì dụng cụ.

Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành thực phẩm cần những điều kiện gì?

Copy of xuat khau lao dong HN 10

Ngành thực phẩm có lợi thế là không chịu ảnh hưởng nhiều về thời tiết, không phải di chuyển nhiều và cũng không đòi hỏi kinh nghiệm. Chính vì thế ngành nghề này luôn được nhiều người ưu tiên lựa chọn.

Điều kiện chung để xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành thực phẩm bao gồm: 

  • Độ tuổi: 18 – 30 tuổi 
  • Ngoại hình: Cân đối, không có hình xăm.Nam cao từ: 1m60, nặng 50kg trở lên. Nữ cao từ 1m50, nặng 45kg trở lên
  • Trình độ tiếng Nhật: Tốt nghiệp THPT trở lên
  • Chưa từng xin visa vào Nhật Bản 
  • Không có tiền án, tiền sự 
  • Đủ điều kiện sức khỏe theo quy định tuyển chọn 
  • Chăm chỉ, nhanh nhẹn, kiên trì, yêu thích tiếng Nhật…

Chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành thực phẩm có cao không?

Để hoàn tất thủ tục xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành thực phẩm sẽ bao gồm:

Phí khám sức khỏe

Phí đào tạo tiếng Nhật trước khi thi tuyển

Phí đào tạo nghề trước khi thi tuyển

Phí thi tuyển

Phí đào tạo sau khi trúng tuyển

Phí dịch thuật hồ sơ

Phí xin tư cách lưu trú bên Nhật

Phí môi giới công ty

Phí ăn ở

Phí visa+ vé máy bay

Mức phí xuất khẩu lao động Nhật Bản vẫn giao động  khoảng  5.000 USD đối hợp đồng 03 năm và 1500 – 2000  USD cho hợp đồng 1 năm. Tùy vào công ty, vào ngành hàng mà bạn chọn mức phí này có thể sẽ chênh lệch đôi chút.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, do nhu cầu tuyển dụng lao động ngày càng cao nên mức phí xuất khẩu lao động tại Nhật Bản cũng có phần giảm hơn so với trước.

Hồ sơ xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành thực phẩm bao gồm những gì: 

Một bộ hồ sơ xuất khẩu lao động Nhật Bản nói chung và ngành thực phẩm nói riêng sẽ bao gồm: 

  • Bạn cần chứng nhận đủ điều kiện y tế: Phải do bệnh viện cấp chứng nhận khám, chữa bệnh cho người lao động làm việc ở nước ngoài
  • Sơ yếu lý lịch: Cần được xác minh tại chính quyền địa phương, không sửa chữa, không tẩy xóa, đầy đủ ảnh cá nhân và nộp bản gốc.
  • Giấy chứng nhận dân sự của công an xã: Đây chính là một trong những tài liệu vô cùng quan trọng khi lập hồ sơ đi xuất khẩu lao động tại Nhật. Giấy phải do cảnh sát xã hoặc phường nơi cư trú xác nhận. Nộp bản gốc hợp lệ gồm đủ ảnh, tem biên giới và chứng nhận, đóng dấu của công an xã.
  • Giấy xác định tình trạng hôn nhân: Do ủy ban nhân dân xã, phường nơi người lao động cư trú xác nhận. Trường hợp đã kết hôn nộp bản sao công chứng giấy kết hôn, nếu ly hôn nộp bản sao công chứng giấy chứng nhận ly hôn từ tòa án.
  • Các bản sao công chứng giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu
  • Bản sao công chứng bằng cấp cao nhất: Được công chứng tại Ủy ban nhân dân xã, phường nơi cư trú
  • Ảnh thẻ: 6 tấm 4×6. Lưu ý ảnh thẻ nền trắng, áo trắng, tóc nguyên chất, cà vạt đen dành cho nam

Sau khi người lao động nhận được lệnh đi đến Nhật Bản sẽ cần mang theo:

  • Hộ chiếu sang Nhật Bản. 
  • Bản sao công chứng chứng minh nhân dân, hộ khẩu
  • Giấy cam kết tham gia chương trình học tập/ lao động tại Nhật Bản 
  • Hồ sơ xuất khẩu lao động sang Nhật Bản

Xuất khẩu lao động ngành thực phẩm lương bao nhiêu?

Copy of xuat khau lao dong HN 11

Thực tế cho thấy mức thu nhập ngành thực phẩm ở Nhật Bản cao hơn nhiều so với các ngành nghề lao động trong nước Đây cũng chính là cơ hội để người lao động cải thiện mức thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống.

Cách tính thu nhập sẽ bao gồm: 

  • Lương cơ bản: 160.000 Yên/tháng (chưa bao gồm tiền làm thêm)
  • Lương thực lĩnh: 120.000 Yên/tháng (sau khi trừ đi khoản thuế, bảo hiểm, điện nước, tiền nhà, tiền làm thêm)
  • Lương trợ cấp 1 tháng đầu đào tạo tại Nhật: 60.000 – 75.000 Yên
  • Chế độ tăng lương & thưởng: Theo năng lực người lao động
  • Cơ hội tăng thêm thu nhập từ việc tăng ca, làm thêm
  • Quyền lợi khác: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thân thể, bảo hiểm thất nghiệp, các phụ cấp ăn ở khác theo quy định từ phía chính phủ Nhật Bản dành cho người lao động.

Như vậy là bài viết đã chia sẻ khá tổng quát và đầy đủ về thông tin cần biết khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành thực phẩm. Hi vọng thông tin hữu ích cho bạn.

 

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *